Hạ tầng ngày càng đồng bộ cùng nỗ lực thúc đẩy phát triển đô thị giúp Tây Ninh đón dòng vốn đầu tư bất động sản cuối năm 2022.
Tây Ninh là địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực được đánh giá có tốc độ đô thị hoá cao so với cả nước. Trong giai đoạn 2015 – 2020, Tây Ninh có nhiều chuyển biến trong phát triển đô thị, tiến tới mục tiêu đưa tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh đến năm 2025 đạt trên 50%.
Theo báo Tây Ninh, giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh sẽ đẩy mạnh huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; tập trung đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, đô thị. Tây Ninh cũng chủ trương tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án giao thông trọng điểm kết nối vùng, dẫn dắt phát triển kinh tế – xã hội; phát triển trục hành lang đô thị, công nghiệp dọc tuyến cao tốc TP HCM – Mộc Bài, cao tốc Gò Dầu – Xa Mát…
Song song đó, tỉnh cũng đẩy mạnh phát triển đô thị với mục tiêu đưa thành phố Tây Ninh lên đô thị loại II; thị xã Hòa Thành, thị xã Trảng Bàng đạt tiêu chí đô thị loại III; đô thị Gò Dầu lên đô thị loại IV, trở thành thị xã; huyện Bến Cầu (thị trấn Bến Cầu và khu đô thị mới Mộc Bài) cùng nâng loạt đô thị kề cận khác.
Địa phương cũng có chủ trương thu hút đầu tư phát triển các dự án nhà ở, đô thị hiện đại, thân thiện với môi trường ở những nơi có tiềm năng, điều kiện phát triển và những khu vực có lợi thế từ các dự án giao thông trọng điểm. Đồng thời, khai thác lợi thế phát triển từ các khu du lịch, khu – cụm công nghiệp, khu đầu mối giao thông, hạ tầng kỹ thuật, cảng sông và cảng cạn ICD.
Theo các chuyên gia bất động sản, Tây Ninh đang từng bước khoác lên mình diện mạo mới, từng bước hoàn thiện đô thị theo hướng văn minh, hiện đại. Đón xu hướng ly tâm của thị trường bất động sản, địa phương đang trở thành “vùng trũng” được nhiều nhà đầu tư săn đón.
Trong những khu vực được giới đầu tư quan tâm có huyện Gò Dầu, nơi được định hướng là một trong những địa bàn trọng điểm về công nghiệp của tỉnh giai đoạn 2021 – 2025.
Về phía Đông, Gò Dầu sở hữu Khu công nghiệp – đô thị Phước Đông quy mô 3.200ha, với tổng vốn đầu tư lên đến 5.000 tỷ đồng, phát triển theo thiết kế của các chuyên gia nước ngoài như ACLA (Hongkong), Hyder (Anh). Khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại cơ hội việc làm cho hàng chục nghìn lao động địa phương và một số tỉnh thành lân cận. Tại phía Tây Bắc, huyện cũng có Khu công nghiệp Hiệp Thạnh với tổng quy mô gần 600ha.
Sự phát triển của công nghiệp tạo động lực cho bất động sản Gò Dầu, đặc biệt là phân khúc đất nền khu vực trung tâm huyện và gần các khu công nghiệp.
Ông Nguyễn Hoài An, nhà đầu tư tại TP HCM đánh giá: “Tại Gò Dầu, loạt dự án tầm cỡ đang được đẩy mạnh triển khai, đi đôi với chất lượng, phục vụ nhu cầu nhà ở ngày một tăng theo sự dịch chuyển khu công nghiệp”.
Theo đó, các mô hình đô thị, khu dân cư liền kề khu công nghiệp được kỳ vọng góp phần hoàn thiện bộ mặt đô thị khu vực. Đồng thời, đem lại lợi nhuận “kép” cho nhà đầu tư như có thể khai thác cho thuê hoặc kinh doanh các ngành nghề có thu nhập ổn định.